Lịch sử hình thành và phát triển Đường sắt Việt Nam

Trạm xe lửa đầu tiên tại Sài Gòn năm 1881Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, xây dựng từ 1903 đến 1928 và khai thác toàn tuyến năm 1932.Lịch sử Đường sắt Việt Nam (1881–1966).

Thời kỳ trước 1945

Ngày 20 tháng 7 năm 1885 chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ Ga Sài Gòn, vượt Sông Vàm Cỏ Đông bằng phà tại Bến Lức, đến Ga cuối cùng tại Trung tâm Thành phố Mỹ Tho đánh dấu sự ra đời của Ngành Đường sắt Việt Nam. Đến tháng 5 năm 1886 toàn bộ các cầu trên tuyến đường sắt Sài GònMỹ Tho đã hoàn thành cho phép tàu chạy một mạch tới Mỹ Tho.

Bản đồ Đường sắt Việt Nam.

Ba mươi năm đầu tiên của Thế kỷ XX, để thực hiện chính sách khai thác triệt để thuộc địa, Pháp đã xây dựng một Hệ thống Đường sắt từ Bắc vào Nam, nhưng chủ yếu nhằm phục vụ công cuộc cai trị và khai thác.[1]

Thời kỳ từ 1945 đến 1954

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã Chính thức ký Quyết định thành lập Bộ Giao thông Công chính thuộc Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó có Sở Hỏa Xa - Cơ quan Quản lý Nhà nước và khai thác về Đường sắt Việt Nam. Và từ đây, Hệ thống Đường sắt Việt Nam đã thực sự trở thành tài sản của người Việt Nam, phục vụ người dân nước Việt.

Thời kỳ từ 1954 đến 1975

Việt Nam tạm thời chia cắt thành hai miền lấy Vĩ tuyến 17 làm ranh giới.

Cơ cấu tại miền Bắc

Do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát.

  • Đường sắt xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho giải phóng miền Nam. Thời kỳ này, do nhiệm vụ mới của Bắc Việt là khôi phục phát triển kinh tế miền Bắc để chi viện cho chiến trường miền Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định Thành lập Tổng cục Đường sắt trực thuộc Bộ Giao thông và Bưu điện (trước đó là Bộ Giao thông Công chính) do Ông Nguyễn Văn Trân Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện kiêm Tổng cục trưởng; các Tổng cục trưởng tiếp theo là Hồng Xích Tâm Thứ trưởng kiêm nhiệm, Hà Đăng Ấn.
  • Cơ cấu, bộ máy tổ chức của Tổng cục Đường sắt (trước đó là Sở Hỏa Xa) cũng được nâng lên ngang tầm với nhiệm vụ, chức năng cụ thể được Chính phủ giao. Cơ cấu của Tổng cục Đường sắt bao gồm:
    • Văn phòng Tổng cục Đường sắt;
    • Cục Cầu đường Đường sắt;
    • Nhà máy Xe lửa Gia Lâm;
    • Cục Vận chuyển Đường sắt;
    • Cục Kiến thiết Cơ bản Đường sắt;
    • Ban Chỉ huy Quân sự Đường sắt;
    • Công ty Công an Đường sắt;
    • Công ty Y tế Đường sắt;
    • Công ty Thông tin Tín hiệu Đường sắt;
    • Trường Tổng cục Đường sắt;
    • Trường Công nhân kỹ thuật Tổng cục Đường sắt (Phổ Yên, Bắc Thái)
    • Trường Trung cấp Đường sắt (Vĩnh Yên, Vĩnh Phú)
    • Ban Thể dục - Thể thao Đường sắt (thành lập năm 1960).
Giai đoạn 19541964
  • Trong 10 năm (19541964), Hệ thống Đường sắt miền Bắc đã được xây dựng và khôi phục lại với những tuyến đường chính là Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn. Những tuyến đường này đã có vai trò quan trọng phục vụ đi lại, khôi phục kinh tế miền Bắc trong nhiều năm thời điểm đó và còn phát huy tác dụng đến bây giờ. Một Tuyến Đường sắt khác được xây dựng là Hà Nội – Thái Nguyên với 164 km cũng hoàn thành trong giai đoạn này.
  • Vận tải Đường sắt trong 10 năm (19541964) đã đảm nhận trên 20% khối lượng vận chuyển toàn ngành GTVT, thực hiện sản lượng luân chuyển hàng hoá trên 50%.[cần dẫn nguồn]
  • Công nghiệp Đường sắt được hình thành với một số chuyên ngành tuy còn hạn hẹp nhưng đã tự túc sản xuất được một số mặt hàng phục vụ ngành, nổi bật nhất là Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đã hình thành được nhiều phân xưởng quan trọng làm tiền đề cho công nghiệp đóng tàu Đường sắt sau này như phân xưởng sửa chữa đầu máy, đóng mới toa xe, rèn, đúc v.v...
Giai đoạn 19641975
  • Đường sắt miền Bắc chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Hoa Kỳ và chi viện cho giải phóng miền Nam. Đây là thời kỳ đầu đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của ngành đường sắt kể từ khi thành lập. Hai đặc điểm nổi bật của ngành thời kỳ này là phục vụ sự nghiệp củng cố và phát triển kinh tế miền Bắc và chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường miền Nam. Cũng trong giai đoạn này, Ngành Đường sắt đã nhận được một sự đầu tư đáng kể của nhà nước và viện trợ giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên XôTrung Quốc.
  • Những sự kiện nổi bật ghi dấu ấn của ngành trong giai đoạn này là duy trì vận chuyển hàng viện trợ và chở bộ đội trên các tuyến đường từ Bắc vào Vinh với phong trào "Tất cả vì miền Nam thân yêu" do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Dưới sự lãnh đạo nhà nước, ngành đường sắt miền Bắc đã lập nên những kỳ tích huy hoàng, góp phần quan trọng vào chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Hoa Kỳ oanh liệt.
  • Ngành Đường sắt, liên tục đảm bảo giao thông suốt trong điều kiện bị Mỹ đánh phá dữ dội. Ngành Đường sắt đã làm 3.915m cầu tạm, 82 km đường và 274,5 km dây thông tin và vận chuyển được 4,16 triệu tấn hàng hoá. Cán bộ, nhân viên và tự vệ Ngành Đường sắt đã bắn rơi hàng chục máy bay các loại và dò phá được hàng ngàn quả bom nổ chậm ở các chiến trường trọng điểm miền Nam.
  • Người đứng đầu Ngành Đường sắt miền Bắc giai đoạn này là Tổng cục trưởng Hà Đăng Ấn - Ông đã ghi dấu ấn đậm nét trong Ngành với các chiến công làm rạng rỡ truyền thống Ngành Đường sắt sau này.

Cơ cấu tại miền Nam

Lễ Khánh thành ngày tái lập đường xe lửa Xuyên Việt (Sài Gòn - Đông Hà) năm 1959Chuyến xe lửa đầu tiên từ Đông Hà vào Sài Gòn sau khi tái thiết đường sắt năm 1959

Do Việt Nam Cộng HòaMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (từ 1970Cộng hòa miền Nam Việt Nam) kiểm soát. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa xây dựng và khai thác Hệ thống Đường sắt ở miền Nam, và cơ quan quản lý là Cục vận hành Hỏa xa Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông và Bưu điện thuộc Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Tính đến năm 1971 - 1972 thì Việt Nam Cộng Hòa có 1.240 km đường sắt nhưng vì cuộc chiến và an ninh nên chỉ có 57% sử dụng được. Dù vậy, tổng lượng hành khách và hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt tăng dần. Cụ thể:

  • Năm 1968, Tổng lượng hàng hóa vận tải 400.000 tấn; Số lượng hành khách 0,73 triệu;
  • Năm 1969, Tổng lượng hàng hóa vận tải 530.000 tấn; Số lượng hành khách 1,75 triệu;
  • Năm 1970, Tổng lượng hàng hóa vận tải 720.000 tấn; Số lượng hành khách 2,4 triệu;

Thời kỳ sau 1975

Thời kỳ đầu

Thời kỳ này là thời kỳ Đường sắt Thống Nhất. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường sắt lượt là: Hà Đăng Ấn, Đặng Hạ, Trần Mẫn, Nguyễn Văn Tư, Đoàn Văn Xê. Phó Tổng cục trưởng: Trần Mẫn, Nguyễn Duy Ninh, Nguyễn Văn Trị, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Tuấn Bình,...

  • Cơ cấu của Tổng cục Đường sắt bao gồm:
    • Văn phòng Tổng cục;
    • Các Vụ Tham mưu;
    • Cục Cơ khí - Cầu đường Đường sắt;
    • Cục Vận chuyển;
    • Ban Chỉ huy Quân sự Đường sắt (năm 1980 trực thuộc Bộ Quốc phòng);
    • Công an Đường sắt (năm 1980 chuyển thành Cục Cảnh sát Giao thông Đường sắt và Đường bộ trực thuộc Bộ Nội vụ - nay là Bộ Công an);
    • Sở Y tế Đường sắt (năm 1994 chuyển thành Sở Y tế Giao thông Vận tải trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải);
    • Sở Thông tin Tín hiệu Đường sắt;
    • Trường Đảng Tổng cục Đường sắt;
    • Trường Cao đẳng nghề Đường sắt;
    • Ban Thể dục - Thể thao Đường sắt;
    • Xí nghiệp Dụng cụ Cao su Đường sắt trực thuộc Tổng cục (trước kia trực thuộc Ban Thể dục - Thể thao Đường sắt);
    • Xí nghiệp Liên hợp Đường sắt Khu vực 1, 2, 3;
    • Các Công ty Công trình Cầu đường Đường sắt;
    • Các Công ty Phục vụ Đường sắt 1, 2;
    • Nhà máy Cơ khí Cầu đường Đường sắt;
    • Nhà máy Xe lửa Gia Lâm.
    • Nhà máy Xe lửa Dĩ An;

Thời Bao cấp

Ngày 31 tháng 12 năm 1976, đầu máy này đã kéo đoàn tàu đầu tiên khai thông tuyến đường sắt Bắc Nam. Hiện vật đang được trưng bày tại Ga Sài Gòn.

Giai đoạn 19751985, Đường sắt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Sự tàn phá của chiến tranh trong một giai đoạn dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống giao thông trong đó có đường sắt cả hai miền Nam, Bắc.

  • Ngành Đường sắt đã chấn chỉnh và tổ chức lại bộ máy hoạt động và hình thành một bộ máy mới với các chức năng đầy đủ hơn, đáp ứng thực tế. Các Ty Quản lý trực thuộc Tổng cục Đường sắt chuyển thành Sở và nhiều doanh nghiệp quốc doanh của Ngành Đường sắt đã ra đời và giữ vững mô hình hoạt động đến năm 1986.
  • Giai đoạn này đã khánh thành tuyến Đường sắt Bắc Nam (Đường sắt Thống Nhất) với sự kiện ngày 13 tháng 12 năm 1976 chuyến hàng từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Thủ đô Hà Nội và chuyến tàu chở Apatít phục vụ nông nghiệp đã từ Lào Cai lên đường vào Thành phố Hồ Chí Minh. Vận tải Đường sắt cũng đã khai thông tuy năng lực chuyên chở vẫn còn hạn chế. Xây dựng mới hơn 2 vạn mét cầu, 520 cống, đặt mới 660 km đường ray và 1.686 km dây thông tin.[cần dẫn nguồn] Tạo ra diện mạo khác hẳn thời kỳ chiến tranh Việt Nam của Hoa Kỳ.

Thời Đổi mới đến nay

Kiot in vé tự động tại ga Hà NộiGa Hà Nội, tháng 2 năm 2007

Sau khi chuyển đổi cơ cấu và chuyển sang cơ chế thị trường, Đường sắt Việt Nam bắt tay vào chương trình khôi phục và hiện đại hoá Đường sắt với mục đích để Ngành Đường sắt trở thành một ngành vận tải hàng đầu của Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự tăng truởng kinh tế của đất nước và hoà nhập với các Đường sắt trong khu vực Đông Nam Á.

  • Đường sắt, đã từng bước nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, nâng cao an toàn và rút ngắn đáng kể thời gian chạy tàu. Các cầuga trên Đường sắt Thống Nhất đã được cải tạo và nâng cấp.
  • Từ năm 1989 đến ngày 4 tháng 3 năm 2003, Ngành Đường sắt được cơ cấu lại thành một Doanh nghiệp Nhà nước với tên là Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, hoạt động trên nguyên tắc thị trường mở.
  • Từ ngày 7 tháng 7 năm 2003, Đường sắt Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức mới bao gồm: Cục Đường sắt Việt Nam - Cơ quan Quản lý Nhà nước về đường sắt; và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam - Doanh nghiệp Nhà nước, trong đó khối vận tải bao gồm 4 đơn vị chính là Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội, Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Sài Gòn, Công ty Vận tải Hàng hoá Đường sắt và Trung tâm Điều hành Vận tải Đường sắt.
  • Năm 2004, Quốc hội đã thông qua Luật Đường sắt. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, Ngành Đường sắt có bộ luật điều chỉnh lĩnh vực của Ngành.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường sắt Việt Nam http://www.daumaytoaxe.com/forum http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2010/09/3ba2006b/ http://www.diendan.org/viet-nam/nganh-111uong-sat-... http://www.gahanoi.com.vn/ http://www.vr.com.vn/ http://www.vr.com.vn/thongtinchung_lichsupt.html http://tdsi.gov.vn/Default.aspx?tabid=0&catid=341.... http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/photo/401532/... http://vovnews.vn/Home/Tai-nan-duong-sat-7-nguoi-t... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Rail_t...